Tin Nhanh

Hồ sơ địa chính được sử dụng với mục đích gì?

Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính như sau:

Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính
1. Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Theo đó, hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Xác định ranh giới thửa đất theo bản đồ địa chính hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Có phải chỉnh lý bản đồ địa chính khi có sự thay đổi về ranh giới thửa đất?

Xác định ranh giới thửa đất theo bản đồ địa chính hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? (Hình từ Internet)

Xác định ranh giới thửa đất theo bản đồ địa chính hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

Theo điểm 1.2 khoản 1 Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất như sau:

Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất
1.2. Ranh, giới thửa đất được xác định theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành, kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất.

Theo đó, một trong những căn cứ để xác định ranh giới thửa đất là dựa theo hiện trạng đang sử dụng, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Căn cứ theo khoản điểm b khoản 4 Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính như sau:

Giá trị pháp lý của hồ sơ địa chính
1. Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.
2. Hồ sơ địa chính dạng giấy, dạng số đều có giá trị pháp lý như nhau.
3. Trường hợp có sự không thống nhất thông tin giữa các tài liệu của hồ sơ địa chính thì phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu các tài liệu trong hồ sơ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký để xác định thông tin có giá trị pháp lý làm cơ sở chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính.
4. Trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký trước đây thì xác định giá trị pháp lý của thông tin như sau:
a) Trường hợp đã cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định giá trị pháp lý thông tin theo kết quả cấp đổi Giấy chứng nhận;
b) Trường hợp chưa cấp đổi Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính mới thì xác định như sau:
– Các thông tin về người sử dụng đất, thông tin về quyền sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp; trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;
– Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên Giấy chứng nhận đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo Giấy chứng nhận đã cấp.

Theo đó, trường hợp thành lập bản đồ địa chính mới thay thế tài liệu, số liệu đo đạc đã sử dụng để đăng ký quyền sử dụng đất trước đây thì việc xác định ranh giới thửa đất căn cứ vào:

– Kết quả cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp đã cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính mới.

– Trường hợp chưa cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính mới thì xác định ranh giới thửa đất như sau:

+ Xác định ranh giới thửa đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp; trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp không thể hiện thông tin thì xác định theo sổ địa chính và hồ sơ thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

+ Các thông tin về đường ranh giới (hình thể, kích thước cạnh thửa, tọa độ đỉnh thửa), diện tích của thửa đất được xác định theo bản đồ địa chính mới; trường hợp đường ranh giới thực tế của thửa đất trên bản đồ địa chính mới đã có biến động so với ranh giới thể hiện trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp thì thông tin pháp lý về đường ranh giới và diện tích sử dụng đất được xác định theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp.

Có thực hiện chỉnh lý bản đồ địa chính trong trường hợp có sự thay đổi về ranh giới thửa đất?

Theo điểm 1.1 khoản 1 Điều 17 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về đo đạc chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính như sau:

Đo đạc chỉnh lý, bổ sung, đo vẽ lại bản đồ địa chính
1. Chỉnh lý bản đồ địa chính
1.1. Việc chỉnh lý bản đồ địa chính thực hiện trong các trường hợp sau:
b) Thay đổi ranh giới thửa đất và các đối tượng chiếm đất (trừ các đối tượng là công trình xây dựng và tài sản trên đất);

Theo đó, khi có sự thay đổi ranh giới thửa đất, người sử dụng đất phải chỉnh lý bản đồ địa chính.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Share Article:

0915252489