Luật Đất đai 2024 quy định trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất đối với
trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử dụng đất?
Tại Điều 228 Luật Đất đai 2024 quy định trình tự, thủ tục giao đất,
cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không đấu giá quyền sử
dụng đất như sau:
Các trường hợp Nhà nước giao đất, cho
thuê đất theo quy định tại Điều 124 và Điều 126 Luật Đất đai 2024 thì thực hiện theo trình tự, thủ tục
như sau:
– Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị
giao đất, cho thuê đất
– Cơ quan có chức năng quản lý đất đai
có trách nhiệm sau đây:
+ Rà soát, kiểm tra hồ sơ, tổ chức trích
đo, trích lục; trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị giao đất, cho thuê đất còn
thiếu các giấy tờ có liên quan thì hướng dẫn bổ sung giấy tờ.
+ Đối với trường hợp áp dụng giá đất
trong bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì cơ quan có chức
năng quản lý đất đai lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành
quyết định giao đất, cho thuê đất và trình ký Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
+ Đối với trường hợp xác định giá đất cụ
thể để tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì cơ quan có chức năng quản lý
đất đai lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định
giao đất, cho thuê đất; tổ chức việc xác định giá đất, trình cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và trình ký Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.
– Người sử dụng đất nộp tiền sử dụng
đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật; trường hợp được giảm tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất thì cơ quan thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thực
hiện giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho người sử dụng đất
– Cơ quan có chức năng quản lý đất đai
chuyển hồ sơ đến tổ chức đăng ký đất đai hoặc chi nhánh của tổ chức đăng ký đất
đai để cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính; ký hợp đồng
thuê đất đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất; tổ chức bàn giao đất trên
thực địa và trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn
liền với đất cho người sử dụng đất.
Luật Đất đai 2024 khi nào có hiệu lực thi hành?
Căn cứ theo quy định tại Điều 252 Luật Đất đai 2024 có nội dung:
Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01
năm 2025, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Điều 190 và Điều 248 của Luật này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2024.
3. Việc lập, phê duyệt quy hoạch sử dụng đất được tiếp
tục thực hiện theo quy định của Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm
2022 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính
sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc,
đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030.
Khoản 9 Điều 60 của Luật này có hiệu lực kể từ ngày
Nghị quyết số 61/2022/QH15 hết hiệu lực thi hành.
4. Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã được sửa đổi, bổ
sung một số điều theo Luật số 35/2018/QH14 (sau đây gọi là Luật số
45/2013/QH13) hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
Như vậy, Luật Đất đai 2024 sẽ phát sinh hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 01 năm 2025. Tuy nhiên, Điều 190 và Điều 248 Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4
năm 2024.
Gần đây, với mong muốn đưa Luật Đất đai 2024 sớm áp dụng vào cuộc sống so với kế
hoạch, ngày 26/3/2024, Thủ tướng Chính phủ có Công văn 202/TTg-NN đề xuất Quốc hội cho phép Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ 01/7/2024.
Đối tượng áp dụng Luật Đất đai 2024 mới nhất bao gồm những đối tượng nào?
Tại Điều 2 Luật Đất đai 2024 quy định về đối tượng áp dụng gồm có
như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn và trách nhiệm
đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ thống nhất quản lý
nhà nước về đất đai.
2. Người sử dụng đất.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến việc quản lý,
sử dụng đất đai.
Theo đó, những đối tượng áp dụng Luật Đất đai 2024 bao gồm các đối tượng sau:
(1) Cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn
và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện nhiệm vụ
thống nhất quản lý nhà nước về đất đai.
(2) Người sử dụng đất.
(3) Các đối tượng khác có liên quan đến
việc quản lý, sử dụng đất
(Nguồn:
Thuvienphapluat.vn)